Chụp ảnh nội thất là một thách thức lớn trong lĩnh vực nhiếp ảnh thương mại chuyên nghiệp. Mọi chi tiết trong khung hình của bạn đều quan trọng, mỗi một góc chụp nội thất đều phải chính xác. Mọi thông số cài đặt trong máy ảnh đều quan trọng và tác động trực tiếp đến hiệu quả của tấm hình. Ánh sáng cũng là một thách thức lớn đối với người chụp ảnh nội thất, nên lựa chọn ánh sáng tự nhiên hay tự điều hướng ánh sáng nhân tạo đều phải quyết định hợp lý.

Ngoài tất cả những điều đó, nhiếp ảnh gia nội thất phải hiểu cách tốt nhất để khắc họa diện mạo và cảm nhận về không gian mà kiến trúc sư hoặc nhà thiết kế nội thất muốn truyền tải đến khách hàng.

Mọi bức ảnh nội thất chuyên nghiệp luôn đẹp hơn thực tế, nó thể hiện rõ ràng không gian, minh họa rõ rệt những gì khách hàng đang muốn bán, cho thuê hoặc quảng cáo. Không gian đầy đủ ảnh sáng (thường được tạo ra bởi ảnh sáng của nhiếp ảnh gia). Bức ảnh phải thật “gọn gàng” và “sạch sẽ”, người chụp ảnh nội thất phải hiểu về kiến trúc nội thất, về không gian để setup đồ vật một cách hợp lý khi vào khung hình.

Dưới đây là một vài quy tắc cơ bản để bắt đầu với công việc chụp ảnh nội thất:

1. XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG CẦN ĐẾN DỊCH VỤ CHỤP ẢNH NỘI THẤT

Khách hàng của bạn thường là ai?

Họ là những kiến trúc sư, nhà thiết kế nội thất hoặc nhà thầu thi công cần chụp lại công trình của họ sau khi nghiệm thu hoàn thiện công trình. Việc chụp lại hình ảnh thực tế công trình để phục vụ việc marketing cho các đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế và thi công nội thất. Những bức hình nội thất thực tế có độ tương tác và khả năng tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn hẳn bức hình render 3D.

Họ là chủ căn hộ, biệt thự cần bán hoặc cho thuê. Đối tượng khách hàng này cần những tấm hình đẹp nhất về căn nhà của họ để đăng lên rao bán cho thuê, những tấm hình nội thất chuẩn và chuyên nghiệp sẽ thể hiện bao quát được không gian và đảm bảo về tính thẩm mỹ.

khách book chụp du thuyền và nội thất du thuyền

Cũng gần như đối tượng khách hàng ở trên, khách hàng cần chụp nhà hàng, khách sạn, cafe thì họ cần đến chụp ảnh không gian nội thất để phục vụ quảng cáo cho dịch vụ kinh doanh của họ. Đối tượng khách hàng này thường yêu cầu chụp thêm nhiều về chi tiết như đồ uống đồ ăn, quầy bar, nhân viên phục vụ…

2. XÁC ĐỊNH GÓC CHỤP TỐI ƯU TRONG CHỤP ẢNH NỘI THẤT

Khi bắt đầu chụp ảnh nội thất hãy chú ý đến phân chia không gian trong bức ảnh. Không nên chia đôi bố cục, không gian nội thất của bức ảnh, nên chọn tỉ lệ 1/3 – 2/3 và tập trung chi tiết cần nhấn mạnh vào 2/3 của bức ảnh.

Đừng cố gắng thể hiện quá nhiều thứ trong một bức ảnh nội thất, nên tập trung chú ý vào các yếu tố quan trọng cần thể hiện trong bức ảnh. Khi chụp một căn phòng đừng nên chụp quá nhiều, hãy chọn những góc bao quát và đẹp nhất của không gian nội thất. Một vài bức ảnh chuẩn và đẹp vẫn hiệu quả hơn nhiều bức ảnh không ưng ý, hãy ưu tiên chất lượng hơn là số lượng. Chụp ảnh nội thất góc rộng không có nghĩa là thể hiện được nhiều hơn, thể hiện càng nhiều càng tốt mà mọi thứ đều không có chính, có phụ. Tất cả mọi chi tiết nội thất đều có “trọng lượng” riêng và chịu trách nhiệm với bố cục tổng thể, nhưng nên luôn có yếu tố chính cần phải thể hiện ở bức ảnh.

3. ĐỘ CAO CỦA GÓC CHỤP

Một góc chụp nội thất có thể đẹp theo một số quan điểm hoặc một số không gian nhất định. Tuy nhiên điều chủ yếu là phải thể hiện được các yếu tố quan trọng trong căn phòng đó. Góc chụp đủ cao để tách các chi tiết nội thất, giữ cho bố cục sạch sẽ và rõ ràng.

Thi thoảng cũng nên cũng có một góc chụp cao, nhưng phổ biến và tốt nhất nên chụp ở góc thấp hơn tầm mắt nhìn một người bình thường là tốt nhất. Ống kính càng cao độ méo tiền cảnh càng nhiều, chụp càng gần chi tiết nội thất càng méo nên khi chụp nên để ống kính tránh xa vật thể, cột, tường, vật thể dạng đường thẳng đứng hoặc ngang. Vì vậy khi chụp nội thất thì nếu đối tượng ở gần ống kính thì nên di chuyển đối tượng ra xa hoặc lùi lại, tăng độ cao của góc chụp lên.

4. SẮP XẾP LẠI ĐỒ ĐẠC TRƯỚC KHI CHỤP

Sau khi đã xác định được góc chụp và bố cục của bức ảnh thì chúng ta phải sắp xếp lại đồ nội thất để phù hợp với góc chụp đó. Mình thường bỏ ra khá nhiều thời gian trước khi chụp một bức ảnh để sắp xếp đồ đạc, mọi thứ trong khung hình phải hoàn hảo nhất, không xô lệch và xuất hiện những chi tiết phá vỡ bố cục, thẩm mỹ của bức ảnh.

5. ĐẠO CỤ TRANG TRÍ THÊM CHO KHÔNG GIAN NỘI THẤT TRƯỚC KHI CHỤP

Mọi đồ đạc trong căn phòng sau khi đã được sắp xếp lại gọn gàng thì trước khi chụp ta nên xem xét lại tổng thể một chút, sẽ có những khoảng trống, những chỗ hơi đơn điệu, những lúc như vậy ta nên thêm vài vật dụng trang trí giúp cho không gian nội thất thêm sinh động. Ví dụ như đặt một lọ hoa trên bàn, một bức tường trắng rộng và trống thì nên thêm một bức tranh, tờ lịch hay cái đồng hồ (Nếu hiện trạng không có những vật dụng này thì ta có thể thêm vào trong khâu hậu kỳ bằng photoshop).

Chụp ảnh nội thất nhà bếp là một thử thách, nó phải trông thật sạch sẽ và gọn gàng. Đạo cụ trang trí rất cần thiết trong trường hợp này, ta nên thêm những đĩa hoa quả trên bàn, hoặc làm một bữa sáng đơn giản với bánh mỳ và trứng ốp. Như vậy thì bức ảnh sẽ trở nên sinh động và thực tế hơn hẳn.

6. ÁNH SÁNG TRONG CHỤP ẢNH NỘI THẤT

Xử lý được ánh sáng trong tất cả các trường hợp chính là yếu tố lớn để phân biệt giữa một nhiếp ảnh gia nội thất trung bình và chuyên nghiệp. Ánh sáng xác định cảm giác của không gian và nó mang lại cho nó một cái nhìn ba chiều. Xu hướng gần đây, đặc biệt là từ sự ra đời của nhiếp ảnh kỹ thuật số, chủ yếu là sử dụng ánh sáng môi trường tự nhiên.

Cách xử lý ánh sáng của mình thay đổi tùy thuộc vào không gian và khách hàng, nhưng triết lý của mình là nhất quán. Mình luôn sáng để tạo ra một bức ảnh nội thất đẹp. Ánh sáng môi trường giúp tạo được cảm quan về không gian, tạo độ tự nhiên và sống động cho bức ảnh. Ánh sáng nhân tạo giúp làm nổi bật những vật thể cần được nhấn mạnh, yếu tố này cũng phụ thuộc vào đối tượng khách hàng. Nếu là một khách hàng sản xuất và bán đồ nội thất thì yếu tố cần làm nổi bật là những vật dụng, bộ bàn ghế, giường… nên ánh sáng sẽ giúp chúng nổi bật hơn trong căn phòng, đây là những gì khách hàng cần. Còn nếu là khách hàng thuê bán căn hộ, thi công toàn bộ không gian nội thất, chụp ảnh nhà hàng thì ánh sáng tự nhiên quan trọng hơn, cái tổng thể không gian nội thất được ưu tiên hơn chi tiết.

ĐÔI ĐIỀU CHIA SẺ BẢN THÂN VỀ CÔNG VIỆC CHỤP ẢNH NỘI THẤT

Như với bất cứ điều gì khác trong cuộc sống, để trở thành một người nổi trội trong một lĩnh vực cụ thể, ta phải đam mê nó. Chụp ảnh nội thất là một lĩnh vực chuyên môn cao, và nó không dành cho người thiếu kiên nhẫn, hời hợt. Một nhiếp ảnh gia nội thất phải có định hướng rất chi tiết và có tình yêu với kiến trúc nội thất hoặc ít nhất là một người am hiểu về kiến trúc và thiết kế nội thất. Thông thường, khách hàng sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào chuyên môn của bạn, vì vậy kiến thức của bạn về những gì hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ chụp ảnh nội thất ít nhất phải ở mức độ như chuyên gia mà bạn đang làm việc. Cá nhân mình thấy sự pha trộn hài hòa của kỹ thuật với sự sáng tạo thẩm mỹ sẽ rất hiệu quả. Hãy coi mỗi shoot ảnh giống như giải một câu đố, công việc của bạn không bao giờ nhàm chán.

Nếu bạn có nhu cầu cần đến dịch vụ chụp ảnh nội thất thì đừng ngần ngại liên hệ với mình, mình luôn sẵn sàng tư vấn trực tiếp và nhiệt tình 24/7.

Hotline & Zalo: 0866 688 284 – Mr.Giang

Báo giá chụp ảnh nội thất: BẢNG BÁO GIÁ CHỤP ẢNH NỘI THẤT TẠI HÀ NỘI VÀ MIỀN BẮC